image banner
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG NÓNG CHO ĐÀN VẬT NUÔI, THỦY SẢN

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tác động, mùa hè năm nay sẽ nóng hơn, nóng gay gắt hơn. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nắng nóng sẽ xảy ra tại khu vực miền Bắc từ đầu tháng 5 đến tháng 8; tần suất 3 - 7 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt/tháng, mỗi đợt kéo dài trong 4 - 6 ngày, nhiệt độ cao nhất phổ biến dao động từ 37 0C-38 0C, có nơi trên 41-420C. Thời tiết nắng nóng, kết hợp với độ ẩm không khí thấp sẽ làm giảm sức đề kháng cho vật nuôi, thuỷ sản, nắng nóng có thể gây ra hiện tượng vật nuôi chết do cảm nắng, cảm nóng, gia súc, gia cầm, thủy sản giảm ăn; nhiệt độ nước tăng cũng làm giảm lượng ôxy trong nước có thể dẫn đến hiện tượng cá bị ngạt, chết…gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân.

Ủy ban nhân dân xã Quốc Toản ban hành công văn số 64/UBND-ĐCNN  về việc triển khai thực hiện các biện pháp chống nóng cho đàn vật nuôi, thủy sản. Theo đó chính quyền xã, Ban quản lý xóm và các hộ dân cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống nóng cho đàn vật nuôi, thủy sản như sau:

1. Tuyên tuyền hướng dẫn các xóm, quán triệt người dân thực hiện các biện phòng,chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thủy sản trong mùa hè nhằm giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi:

Thường xuyên vệ sinh, khơi thông rãnh thoát nước thải và xử lý chất thải theo đúng quy định. Trong chăn nuôi lợn và trâu bò: Hàng ngày thu gom, chuyển phân, chất thải ra khỏi chuồng và đưa vào nơi ủ riêng. Đối với các gia trại chăn nuôi cần chủ động nguồn cung cấp điện, nước để đảm bảo phục vụ sản xuất. Thực hiện trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

          + Thức ăn, nước uống: Tăng cường thức ăn giàu đạm; giảm tinh bột, chất béo trong khẩu phần. Những đợt nắng nóng kéo dài chú ý chia khẩu phần cho ăn nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối. Những ngày nắng nóng, tăng cường khẩu phần thức ăn xanh. Cung cấp đủ nước sạch, mát có bổ sung chất điện giải và bổ sung các loại vitamin đặc biệt là Vitamin C cho gia súc, gia cầm uống để tăng sức đề kháng và giải nhiệt.

          + Mật độ chăn nuôi (áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi chuồng kín). Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4m2 /con, lợn thịt là 2m2 /con. Đối với gia cầm: nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: gà úm: 50-60con/m2, gà trọng lượng từ 0,5-1kg nhốt 12-20con/ m2 , gà có trọng lượng 2-3kg nhốt 7-10 con/ m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cho ăn cám chất lượng tốt.

          + Quản lý vật nuôi Đối với trâu, bò, lợn mùa nắng nóng nên tắm chải cho gia súc 2-3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể và phòng, chống các bệnh ngoài da. Thời gian chăn thả gia súc: buổi sáng từ 6-9 giờ sáng, buổi chiều chăn thả muộn từ 16-18h chiều. Những ngày nắng nóng, không chăn thả và cho trâu, bò nghỉ làm việc, nhốt tại chuồng hoặc tại các khu vực có bóng mát, cây xanh. Tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun thuốc sát trùng, tiêu độc để chống ve, mòng, ruồi, muỗi,... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời; đặc biệt là với các bệnh đường tiêu hoá, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

          - Chăn nuôi thủy sản:

          + Đối với thủy sản nuôi ao Duy trì mức nước trong ao trên 1,5m để hạn chế sự tác động của nhiệt độ, PH của nước trong ao. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống, vận chuyển cá vào những ngày nắng nóng. Khi đánh bắt cần tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Bố trí máy bơm nước, máy sục khí oxy vào thời điểm 10-18 giờ và ban đêm. Đây là thời điểm tạo phát triển mạnh sẽ làm giảm lượng oxy làm cho cá bị ngạt, chết. Cho cá ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Bổ sung VTM C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho thuỷ sản nuôi. Khi nhiệt độ ngoài trời trên 350C, giảm lượng thức ăn xuống còn 50% so với lượng bình thường. Vệ sinh khu vực xung quanh ao, vớt thức ăn thừa trong ao; định kỳ 25-30 ngày dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) ngâm lấy nước trong, sau đó hòa với nước và tạt đều khắp ao một lần với liều lượng 2-4kg/100m3 để giảm các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho thuỷ sản nuôi.

          + Đối với thủy sản nuôi lồng Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài lồng làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, tạo sự thông thoáng để nước được lưu thông dễ dàng. Sử dụng các túi vôi treo ở các góc lồng phía đầu nguồn nước, liều lượng từ 3-4kg/10m3, độ sâu treo túi vôi bằng 1/3 độ sâu lưới lồng để phòng bệnh cho cá. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, hạ thấp lồng nuôi hoặc duy chuyển lồng nuôi đến vị trí có mực nước sâu hơn (độ sâu từ 2-3m). Bổ sung VTM C, tinh dầu tỏi, các thảo dược vào thức ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tăng cường sức để kháng cho thuỷ sản. Nên cho cá ăn vào lúc sáng sớm, lúc chiều tối. Buổi sáng mát cho ăn nhiều hơn để cá nuôi có thể sử dụng hiệu quả lượng thức ăn. Khi nhiệt độ trên 350C, giảm lượng thức ăn xuống còn 1/3 so với mức bình thường; ngừng cho ăn khi nhiệt độ trên 390C. Tiến hành tỉa thưa, thu hoạch cá thương phẩm để giảm mật độ nuôi trong lồng và lúc sáng sớm, hoặc chiều tối. Không đánh bắt cá, vận chuyển, thả cá vào những ngày nắng nóng

2. Kiểm tra, đôn đốc các xóm, hộ chăn nuôi thực hiện phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các xóm và hộ chăn nuôi.

3. Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương để chủ động các biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả.

4. Khi vật nuôi có dấu hiện bất thường (chết hàng loạt, chết không rõ nguyên nhân…) cần báo cáo cho cơ quan chuyên môn để nắm thông tin và có biện pháp hướng dẫn xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.

Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang