image banner
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tăng cường chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Quốc Toản

Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Hòa ra Quyết định số 1599/QĐ-UBNDvề việc công bố Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Quốc toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Dịch bệnh xảy ra tạo xóm Nhòm Nhèm - Lũng Đẩy, xã Quốc Toản đã gây thiệt hại trong chăn nuôi lợn của bà con nhân dân, số lợn bị tiêu hủy đã lên tới 996kg.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phát tán, lây lan ra diện rộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quốc toản đề nghị các bộ phận liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:

          1. Ban Chỉ đạo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm xã: Trên cơ sở bảng phân công phụ trách xóm, theo dõi sát sao, nắm tình hình dịch bệnh tại các xóm, báo cáo kịp thời về UBND xã để có các biện pháp xử lý kịp thời.

          2. Trưởng xóm, các ban, ngành xóm:

          -  Thông tin đến toàn thể nhân dân tình hình dịch tái phát trên địa bàn xã: Ổ dịch tại xóm Nhòm Nhèm - Lũng Đẩy, thuộc xã Quốc toản. Thời gian xảy ra dịch 17/7/2024.

          - Tuyên truyền đến người chăn nuôi nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, vệ sinh phân, cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi, phun khử trùng tiêu độc. Cụ thể:

          + Vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực hộ (trại) chăn nuôi có ca bệnh, các khu vực xung quanh hộ (trại) chăn nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng.

          + Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch (vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo;

          + Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm phát hiện bệnh tại hộ, cơ sở chăn nuôi và các khu vực xung quanh liền kề;

          Các hộ dân chăn nuôi chủ động chuẩn bị vôi bột để khử trùng, thuốc phun sát trùng sẽ được Nhà nước hỗ trợ.

          - Đối với các hộ chăn nuôi trong ổ dịch:

+ Việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn có triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để hạn chế lây lan. Tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt khỏe mạnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

+ Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp chống dịch trước 16 giờ 00 phút hàng ngày về UBND xã qua Công chức Địa chính - NN.

+ Lợn và các sản phẩm từ lợn không mắc bệnh: Giết mổ, sử dụng, tiêu thụ, vận chuyển trong vùng dịch, ra vào vùng dịch thực hiện theo hướng dẫn của BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật và nhân viên thú y xã.

- Đối với những xóm vùng bị uy hiếp:

+ Khẩn trương tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi theo quy định. Kiểm soát tốt việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn.

+ Thực hiện chăn nuôi tái đàn lợn đảm bảo an toàn. Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng gia súc, gia cầm thuộc chương trình tiêm phòng của xã.Tiến hành mua con giống tại cơ sở có uy tín và có kiểm dịch thú y. Tuyên truyền đến các nông hộ kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

          - Tuyên truyền đến người dân không thực hiện tiếp tay cho các hoạt động tiêu thụ gia súc bị bệnh, nghi ngờ mắc bệnh để chạy dịch.

          - Không thực hiện vẩn chuyển, mua bán, giết mổ lợn không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Tuyên truyền cho người tiêu dùng chỉ mua lợn, sản phẩm từ lợn có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm soát thú y để dùng làm thực phẩm.

          - Theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh tại cơ sở. Khi có lợn ốm, chết phải báo ngay cho cán bộ phụ trách xóm, Ban chỉ đạo xã để kịp thời báo cấp trên
Địa chính - nông nghiệp
Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang